Cún nôn mửa là một hiện tượng thường gặp ở chó, hiện tượng này đơn giản là đẩy các chất từ dạ dày ra bên ngoài một cách không mong muốn, dưới lực tác động và co bóp của các cơ dạ dày.

Cún nhà bạn nôn mửa chỉ vì ăn phải những thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa, có độc tính, ăn quá nhanh quá nhiều trong lượng thời gian ngắn. Hoặc chú chó của bạn có thể bị nhiễm độc, bị bệnh hoặc vấn đề về sức khỏe.

Biểu hiện khi cún nôn mửa

Cún cảm thấy khó chịu và buồn nôn thì cún thường chảy nước dãi, liếm môi và nuối nước bọt liên tục. Và chúng ta thường thấy chúng ăn cỏ, ăn lá mạ… để làm giảm cảm giác khó chịu ngứa ngáy ở cổ họng cũng như là dạ dày.

Trước tiên hãy quan sát kỹ biểu hiện của chú chó, để nắm bắt tốt nhất lượng thông tin đầy đủ giúp cho việc chuẩn đoán bệnh của chú cún một cách chính xác nhất. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong các công tác chữa trị hãy liên hệ ngay với các bác sĩ thú y hoặc người có chuyên môn cao để chú cún nhà bạn được chữa trị kịp thời nhất.

Bạn cần chú ý những điểm sau đây:

+ Tần suất nôn: Nếu chú chó chỉ nôn một lần và vẫn ăn uống điều độ, mọi hoạt động vệ sinh bình thường thì bạn không cần phải quá lo lắng đó có thể chỉ là chó ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, hoặc 1 nguyên nhân đơn thuần không quá nguy hiểm.

+ Cún có bị tiêu chảy không?

+ Cún có mất nước nhiều không?

+ Cún có bị hôn mê không?

+ Cún có nôn ra máu không?

+ Cún có thay đổi khẩu vị không?

+ Tình trạng của cún sau khi nôn?

+ Lượng nước uống vào, nước tiểu thải ra tăng hay giảm?

Xử lý khẩn cấp

Chó nôn mửa

Đối với những cơn nôn mửa nghiêm trọng không dứt ta loại bỏ tất cả các thức ăn mà cún đã ăn gần nhất. Nếu cún cưng vẫn duy trì trạng thái tỉnh táo và chỉ nôn một lần duy nhất, bạn không nhất thiết phải gọi bác sĩ thú y. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng sau xuất hiện, bạn cần đưa chúng đến phòng khám ngay lập tức:

  • Trong thành phần nôn có máu.
  • Cún bị sốc, mất nước, trướng bụng, sốt, tiêu chảy hay có biểu hiện mệt mỏi, chán nản.
  • Phần nướu răng của cún chuyển màu xanh xám hoặc vàng.
  • Bạn nghi ngờ cún bị ngộ độc thức ăn hay nuốt phải chất độc hại.
  • Chú cún của bạn là cún con, hoặc chưa từng được tiêm chủng đầy đủ.

Đối với những cơn nôn mửa gián đoạn, hoặc trong trường hợp cún không bị sốc hay mất nước:

  • Không cho cún ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn. Thay vào đó, cho chúng những viên nước đá để liếm, hoặc cho uống một ít nước pha đường gluco hoặc dung dịch nước điện giải, nửa tiếng một lần.
  • Sau khoảng 12 – 24 tiếng tính từ lần nôn đầu tiên, bắt đầu cho chúng ăn lại với thức ăn nhẹ. Tốt nhất là bạn nên trộn cơm với thịt ức gà, cho chúng ăn thử một vài muỗng xem chúng có tiếp tục nôn mửa không. Nếu không, cho chúng ăn một ít thức ăn nhẹ, 1 – 2 tiếng một lần.
  • Khi cơn nôn mửa hoàn toàn chấm dứt, bạn có thể cho cún quay lại chế độ ăn thông thường vào ngày tiếp theo.

Điều trị

Phươngpháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nôn mửa; một số gợi ý của bác sĩ thú y như:

- Thay đổi chế độ ăn uống.

- Dùng thuốc để kiểm soát tình trạng nôn (như cimetidine, Atropin sáng tiêm 1 ống chiều tiêm 1 ống, thuốc chống lo âu).

- Dùng thuốc kháng sinh:

  • Gentamicin kết hợp ampiciline, trong trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn.
  • uống kèm men tiêu hóa biocimin để cho hiệu quả cao hơn

- Thuốc chống viêm để điều trị bệnh viêm đường ruột.

- Phẫu thuật, trong trường hợp nôn do có khối u.

- Thuốc đặc trị dùng khi hiện tượng nôn mửa do hóa trị liệu.

Bài viết liên quan:

MUA CHÓ BECGIE CON – BECGIE ĐỨC THUẦN CHỦNG
5 BỆNH NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÀ ÍT NGƯỜI ĐỂ Ý
BÁN CHÓ BECGIE CON THUẦN CHỦNG BỐ NHẬP ĐỨC