Nhận biết và xử lý khi chó bị sốc nhiệt - cảm nắng
Chó bị sốc nhiệt - cảm nắng là hiện tượng dễ thấy ở Việt Nam, khi chú chó bị sốc nhiệt - cảm nắng làm cho cơ thể chú chó suy yếu trầm trọng và bạn cần phải có biện pháp xử lý ngay lập tức.
Ta cần phải phân biệt giữa chó bị sốc nhiệt - cảm nắng
+ Sốc nhiệt : Là hiện tượng xảy ra vào thời điểm tiết trời nóng khô, độ ẩm thấp, không khí khô, trời nóng oi bức làm cho mọi động vật và cả con người cảm thấy oi bức, các dây thần kinh và bộ điều khiển thần kinh phải chịu sức ép của cái nóng từ đó trở lên loạn nhịp.
Hiện tượng sốc nhiệt này rất dễ bắt gặp khi chú chó từ trong căn phòng mát ra ngoài trời nóng, từ trong ô tô có máy lạnh ra bên ngoài, chó bị nhốt trong không gian hẹp, nóng bức khi được vận chuyển, vâận đoộng quá sức trong thời tiết năng nóng hoặc oi bức...
+ Cảm nắng : Là hiện tượng xảy ra vào thời điểm có nắng gay gắt, khi chú chó nô đùa, chạy nhảy dưới ánh nắng trực tiếp thì lượng nhiệt trong cơ thể của chú chó bỗng chốc tăng cao khiến cho sọ & hành tủy có nhiệt độ cao gây lên những tác động vào não & màng não khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chó bị sốc nhiệt cảm nắng
Theo các nhà khoa học nghiên cứu trong điều kiện tình trạng sức khỏe bình thường thì một chú chó có các chỉ số cơ bản sau:
+ Nhiệt độ cơ thể : 38 - 39,2ºC
+ Tần số hô hấp : 18 - 34 lần/phút
+ Nhịp hô hấp : 14 - 22 lần/phút
+ Huyết áp : 70 - 120 lần/phút
Với những trường hợp khác nhau thì bạn phải có những phương pháp xử lý khác nhau sao cho chú chó được cấp cứu một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Tránh tình trạng để chú chó trong tình trạng sốc nhiệt - cảm nắng kéo dài.
Quan sát chú chó thấy các dấu hiệu bất thường
+ Chú chó nằm gục tại chỗ, không đi lại được
+ Chú chó thở hổn hển, thở gấp, mệng nhiều nước bọt
+ Chú chó đi không vững, lảo đảo
+ Huyết áp tăng cao
+ Chó khát nước
+ Đo thân nhiệt thấy nhiệt độ tăng cao từ trên 40 độ C
+ Để lâu dài không kịp xử lý chó sẽ nôn và đi ngoài ra máu tươi (nhiệt ôộ cơ thể tăng cao gây xuất huyết nội tạng)
Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào chó bị sốc nhiệt - cảm nắng bạn cần phải có phương pháp xử lý ngay lập tức:
Hạ thấp nhiệt độ trên cơ thể chú chó:
+ Bế ngay chú chó vào chỗ có nhiệt độ thấp, bật quạt mát cho chúng.
+ Dùng nước mát, khăn mát, giẻ mát chùm lên người chú chó và đặc biệt là làm mát vị trí phần trán và đầu chú chó, dùng khăn quấn quanh 1 ít đá kẹp vào vùng bẹn, nách, bụng chó, gan bàn chân.
+ Đo nhiệt độ cho chó, nếu sốt trên 40 độ cần tiêm thuốc hạ sốt ngay lập tức để giảm nhiệt cho chó. sử dụng sản phẩm hạ sốt anagin C, cách sử dụng giống như dùng cho chó đang bị sốt, cách 5-8 tiếng đo lại thân nhiệt nếu cao vẫn cần tiêm tiếp.
+ Nên truyền nước cho chó để làm giảm nhiệt nhanh kèm theo tăng sức cho chó nhanh hồi phục, nếu chó sốt cao, khó xuống thì chuyển qua truyền dung dịch nước muối biển 0,9%
Bổ xung vitamin và theo dõi
+ Tiêm thêm vitamin cho chó: Vitamin 3B hoặc catosan
+ Theo dõi xem chó có đi ngoài hay nôn ra máu không? Nếu có cần tiêm thêm vitamin K và thuốc chống nôn Atropin.
Nếu thấy chó nôn ra máu có nghĩa là nhiệt độ cơ thể chó tăng quá cao, có thể lên tới 42 độ hoặc là hơn, gây ra xuất huyết cơ quan nội tạng. giai đoạn này rất nguy hiểm, bạn cần túc trực bên chó của mình hoặc phải thường xuyên ra ngó chúng, đo thân nhiệt liên tục để xử lý khi thấy có điều bất thường.
dùng phương pháp châm cứu thêm
+ Bên cạnh đó bạn có thể dùng phương pháp châm cứu thêm tức là châm cứu vào vị trí các huyệt đạo, và nặn máu ở các huyệt đạo đó.
Huyệt Sơn Căn
Huyệt Nhĩ Tiêm
Huyệt Vĩ Tiên
Cảnh báo : Trong khi làm mát cho chú chó bằng nước mát, khăn mát bạn có thể vệ sinh các huyệt đạo sạch sẽ để vết châm cứu đỡ bị nhiễm trùng
Tại sao châm cứu nặn máu lại mang hiệu quả ?
Khi chó bị sốc nhiệt - cảm nắng nhịp tim tăng cao, huyết áp cao khiến cho chú chó rất dễ bị sốc và độ quỵ , hoặc có thể để lại hậu quả khôn lường như bại liệt, chính vì thế mà châm cứu nặn máu là một phương pháp xử lý thông minh nhằm hạ thấp áp lực của thành mạch máu, hạ thấp huyết áp. Và huyệt Sơn Căn, huyệt Vĩ Tiên, Nhĩ Tiêm là những huyệt được lựa chọn
Trong một số ca quá nặng thì cần phải cắt bỏ một đoạn cuối đuôi chú chó, hoặc đầu tai chú chó, nhưng chỉ nên dùng trong trường hợp quá cấp bách
Sau khi chú chó đã có thể trở lại trạng thái bình thường, ta nên có chế độ chăm sóc dưới đây:
+ Cho chú chó chơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
+ Cung cấp dinh dưỡng nhanh nhất có thể ( có thể cho ăn những thức ăn dễ tiêu hóa : sữa, cháo ...)
+ Cung cấp đường Glucoza cho chú chó, đường Glucoza làm cho chú chó nhanh tỉnh táo.
Bài viết liên quan:
10 sai lầm làm giảm tuổi thọ của cún
5 dấu hiệu chú chó nhà bạn đang văng thẳng
5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó mà ít người để ý