Để cho ra được một đàn cún con đẹp, khỏe mạnh “Mẹ tròn, con vuông” thì sức khỏe của chó mẹ vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định sức khỏe và sự phát triển của đàn cún con vì thế mà bạn cần phải chú ý những điều rất cơ bản sau trong giai đoạn chú cún của bạn mang bầu.

1.Chế độ ăn uống ra sao?

Trong vòng 3 tuần đầu tiên, do có những biến đổi về sinh lý cơ thể, chó mẹ có thể xuất hiện một số dấu hiệu tương tự như"nghén" ở người với biểu hiện: kém ăn, ăn ít hoặc không ngon miệng...chủ chó cần phát hiện các thay đổi và cần thiết thì phải mời Bác sỹ Thú Y thăm khám kẻo lẫn lộn với nghén và mắc bệnh ốm thật!

Nhu cầu khoáng chất, đặc biệt là can-xi trong khẩu phần thức ăn cùng với vận động nhẹ nhàng dưới ánh sáng mặt trời là quan trọng với chó mẹ mang bàu.

Trong 30 ngày đầu không dễ xác định chó có mang thai thật hay chưa, vì vậy chủ chó hãy chăm sóc chó cái xem như đã mang thai. Ăn uống đủ chất, tránh thừa dư mỡ, protid gây tiêu chảy hoặc các bệnh đường ruột.

Bắt đầu từ 35 ngày trở ra, thai phát triển nhanh, chó mẹ tăng nhu cầu dinh dưỡng, nhưng nên tập cho ăn chia làm nhiều bữa trong ngày vì dạ dày thường bị sức ép của thai đè nén, chó ăn no hay bị nôn ói.

2.Vận động, luyện tập hàng ngày?

Không quá giữ, không cho vận động rồi lại "nhồi" chó ăn quá mức gây các rối loạn vận động và tiêu hóa. Nên cho vận động tự nhiên trong một không gian phù hợp.

Tránh tiếp xúc với nhiều chó khác, đặc biệt chó lạ hoặc chó rất hay nô đùa với chó mang bàu. Đặc biệt trong 3 tuần đầu mang thai.

3.Tiêm vaccine, dùng thuốc khi chó mang thai?

Các loại vaccine tốt nhất hoàn tất trước khi chó phối giống và bảo đảm có miễn dịch tốt, kháng thể miễn dịch sẽ truyền qua bào thai , qua sữa mẹ cho đàn con sau này. Không nên tiêm vaccine khi chó mẹ mang bàu.

Mọi loại thuốc xử dụng trong thời gian mang thai kể cả khoáng chất và vitamin cần phải có thăm khám và chỉ định của các bác sỹ thú y.

4.Kiểm soát ký sinh trùng: ve rận, giun sán?

Có thể tiếp tục dùng thuốc phòng bệnh giun tim khi chó mẹ mang thai theo lịch trình, còn các loại thuốc tảy giun sán, ve, rận khác cần có chỉ định và lựa chọn của bác sỹ thú y bảo đảm an toàn cho thai và sản sinh sữa mẹ.

Giun tròn và giun móc có thể xâm nhiễm từ mẹ qua bào thai nên tảy cho mẹ trước khi nhân giống. Trường hợp đặc biệt cần dùng khi mang thai cần có chỉ định của các bác sỹ thú y.

5.Giữ vệ sinh môi trường, chuồng trại, vật dụng và cơ thể chó mẹ?

Tránh các nguồn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, hóa chất độc, hoang thú gậm nhấm...Giữ cho cơ thể mẹ sạch sẽ, phòng tránh nhiễm Canine Herpes virus làm chó con chết yểu sau khi sinh.

Lưu ý: Mọi nghi ngờ, vướng mắc cần có tư vấn của các bác sỹ thú y. Các bạn không nên chủ quan về hiểu biết, kinh nghiệm của mình mà không tham khảo chuyên môn.

Bài viết liên quan: 

Nguyên nhân chó sơ sinh chết yểu

Kinh nghiệm chăn nuôi chó sinh sản

Trại bán chó becgie con thuần chủng